NN:

Bạn không cần tài khoản ở đây để sử dụng công cụ trực tuyến này. Đơn giản là nhập đường dẫn đến tài liệu vào ô ở phần dưới hoặc trực tiếp trên thanh địa chỉ https://hocit.de/fach/url/đường_dẫn_đến_tệp_của_bạn tệp có thể ở bất kì website nào miễn là dạng thuần văn bản như txt (để tránh virus và phần mềm độc hại), ví dụ tệp này thì truy cập qua địa chỉ https://hocit.de/lib/fach/url/https://hocit.de/lib/upload/test.txt.

Bạn muốn sao lưu và đánh dấu trang trên mạng?

Bạn cam kết dùng để sao lưu cá nhân, không sử dụng cho mục đích thương mại hay vi phạm bản quyền tác giả.Chỗ này sẽ hiển thị sơ đồ của những đối tượng ví dụ như định nghĩa trong tài liệu của bạn.
DN (viết tắt của Định nghĩa) nếu được hiển thị trong sơ đồ ở trên sẽ có diễn giải cụ thể ở đây.

Để đánh dấu một đối tượng hay thuộc tính của nó rất đơn giản, bạn chỉ cần viết hoa 2 chữ viết tắt như DN bên cạnh từ cần định nghĩa ví dụ cơ sở dữ liệu kèm dấu : sau đó là phần định nghĩa. Hết định nghĩa hay thuộc tính của nó thì xuống dòng.
Những thuộc tính của đối tượng được định nghĩa sẽ được liệt kê ở dưới nếu bạn đánh dấu nó trong tài liệu của bạn:
PL hay Phân loại
TC hay Tính chất
CC hay Cách chia
CT hay Công thức
CG hay Chú giải
NL hay Ngoại lệ
UD hay Ứng dụng
SS hay So sánh
VD hay Ví dụ

#tde{}
#tit{}
#nghieng{}
#dam{}
#gach{}
#tren{}
#duoi{}
#doan{}
#trich{}
#boi{}#
#dsktt{}
#mu{}
#nhay{}
#dsctt{}
#mau{}#
#vien{}
#cot{}
#hang{}
Thẻ dsctt (danh sách có thứ tự) và dsktt (danh sách không thứ tự) là những thẻ có tác dụng trên nhiều dòng nên bạn chỉ cần đánh dấu dòng đầu và dòng cuối, ví dụ như dòng đầu #dsktt{từ đầu tiên
và ở dòng cuối cùng từ cuối cùng}
Thẻ cột và hàng là để đánh dấu bảng theo hàng hoặc theo cột (đôi khi bạn muốn sao chép bảng từ đâu đó nhưng lúc dán ra nó cứ thành từng dòng, lúc đó bạn chỉ cần dùng thẻ này ở đầu bảng và ngăn cách giữa các nội dung `| và xuống dòng nếu hết hàng hoặc cột, ở cuối bảng thì thêm dấu } như các thẻ khác.

Cột bên trong cùng (nền vàng) là những thẻ đánh dấu cấu trúc của tài liệu, bạn có thể hình dung nó như trang mục lục trong word vậy. Điểm khác biệt là ngoài những giúp bạn nhớ ra tài liệu gồm những phần gì một cách nhanh chóng, công cụ trực tuyến này còn cho phép bạn đánh dấu những phần khác không theo thứ tự nhưng quan trọng ví dụ như bài tập hay câu hỏi. Chúng sẽ được hiển thị tiếp ở cột bên cạnh.

Cột bên cạnh nền xanh nhạt ghi những thẻ để định dạng và phần được định dạng này sẽ hiển thị ở phần dưới.

Cách đánh dấu rất đơn giản #tên_thẻ{ nội dung cần đánh dấu được ghi giữa 2 dấu ngoặc nhọn }. Nếu lười quá thì với những thẻ có tác dụng đơn dòng như in nghiêng, in đậm... bạn chỉ cần đánh dấu đầu thẻ để máy biết bạn muốn đánh dấu cái gì, } ở cuối bỏ đi cũng được. Tên thẻ là những từ tiếng việt không dấu được cài đặt trong tệp cấu hình, bạn có thể thay đổi theo ý muốn nếu là thành viên, chỉ cần nhớ là các thẻ này không được trùng nhau và đôi khi phải theo trật tự nhất định. Từ từ tiếng Việt không dấu chắc bạn đã đoán ra tác dụng của từng thẻ.


  • Đã bao giờ bạn phải lục tung các tệp trong máy để tìm kiếm một nội dung mà mình nhớ mang máng nhưng không ra?
  • Có lúc nào ngồi trên trường hoặc chỗ học nhóm mà lại cần tài liệu để ở nhà?
  • Tìm được tài liệu trên mạng hay quá, muốn chia sẻ với bạn bè nhưng chia sẻ toàn bộ thì quá dài, chả ai đọc mà ngại vấn đề bản quyền, chia sẻ ít thì lại phải gõ lại rồi trình bày...
  • Bạn là giáo viên hoặc người có vốn sống dày dạn, tích lũy được lượng kiến thức lớn muốn chia sẻ với người khác nhưng không rành công nghệ hiện đại, chỉ thi thoảng biên tút fb, không biết làm web
  • Văn bản, tài liệu công việc trao đổi qua mail rất nhiều, mỗi lần tìm một cái phát mệt mà trong mail không dễ tổ chức sắp xếp như tập tin trong máy, làm thế nào nhỉ?
  • ...

Đây chính là giải pháp. Với công cụ trực tuyến này những vướng mắc kia không còn là vấn đề nữa. Như mình là người quản lý web thì chỉ cần tải các file lên thư mục với tên là Lĩnh vực - Chuyên ngành sau đó máy sẽ hiển thị theo chỉ dẫn mình đánh dấu trong các tệp tin. Bạn không tải lên đây thì tải lên host hoặc đám mây của bạn, lúc nào cần thì gõ thêm https://oduc.de/fach/url/ trước địa chỉ truy cập tệp, sơ đồ cấu trúc hiện ra cùng những thông tin quan trọng đã được đánh dấu, muốn tra lại cụ thể cũng rất đơn giản.
Ưu điểm của tệp thuần văn bản (không phải tệp đuôi .doc/.docx) là hạn chế được lây nhiễm virus máy tính và kích thước nhỏ gọn. Cùng nội dung tệp pdf (đừng nghĩ đuôi tài liệu là pdf không thể gây hại cho máy bạn nhé) có thể nặng gấp chục lần file text, lại thường không chỉnh sửa được, sao chép dán ra ngoài hay bị lỗi, đặc biệt là bảng biểu... Việc đó đã có máy lo, bạn chỉ cần đánh dấu những chỗ cần nhớ, thêm thẻ cấu trúc vào tài liệu. Thẻ bằng tiếng Việt (không dấu) nên không khó nhớ như tiếng Anh, thấy không thuận thì sửa lại thiết lập sao cho tiện cho bạn nhất. Có những thẻ đa dòng bạn chỉ cần đánh dấu dòng đầu, dòng cuối. Các thẻ này có dạng #tênthẻ{Nội dung đánh dấu}
Những thẻ đối tượng hóa nội dung để lập đồ thị hoặc liệt kê tính chất, công thức... trong tài liệu còn dễ hơn, 2 chữ viết hoa viết tắt như DN (định nghĩa) tên đối tượng : giải thích rồi xuống dòng. Tệp test.txt gốc là file .doc mấy trăm trang, đọc muốn hoa mắt luôn nhưng sau 1 lượt đánh dấu bằng thẻ nội dung cần nhớ thật dễ nhìn phải không nào.

Ngoài cách lưu trữ các tệp trên mạng, bạn cũng có thể lưu trữ tài liệu trong hòm mail của mình và cài thiết lập địa chỉ mail, cổng, mật khẩu ở trang ở Đức.de, lần sau cứ thế xem. Không yên tâm về tính bảo mật cho hòm thư của mình hoặc tài liệu có thể chia sẻ thì bạn có thể gửi mail vào hòm [email protected]. Sau đó truy cập nội dung qua tìm tên người gửi hoặc id của mail.

You don't know what you don't know
Chức năng mới:
  • Kiểm tra kiến thức: sau mỗi danh sách không thứ tự bạn thấy một ô có thể đánh dấu, tích vào đó rồi theo hướng dẫn bạn nhận được câu hỏi ngẫu nhiên về danh sách đã đánh dấu
  • Lưu lại trang web (vì 1 trang web hôm nay online ngày mai có thể không truy cập được nữa hoặc có sự thay đổi)
  • Đánh dấu trên bản đã lưu (dùng điện thoại thông minh bạn có thể chụp lại màn hình, bôi xóa đánh dấu trên đó, nhưng tệp lưu lại là hình ảnh, không tìm kiếm theo nội dung đã đánh dấu được)

Tất cả các bản lưu trang web ở địa chỉ https://oduc.de/cache/... còn những bản đã đánh dấu, thay đổi nằm ở https://oduc.de/mc/... Tên các tệp này bao gồm thời gian tạo bản lưu ở phần đầu và đuôi là .org (bản gốc) hoặc .mdf (bản đã thay đổi)

Chức năng kiểm tra kiến thức tiện cho việc bạn kiểm tra mình đã thuộc nội dung đánh dấu chưa. Ví dụ bạn có một danh sách từ ngoại ngữ cần học, mỗi dòng bạn ghi là từ: nghĩa, đánh dấu vào ô cuối danh sách, gõ : (hai chấm và dấu cách) vào ô Regex rồi ấn nút kiểm tra kiến thức, trang sẽ nhặt ra dòng bất kì trong danh sách, chẳng hạn hallo đòi bạn điền vào ... nghĩa của từ, tiếp theo bạn ấn vào nút đáp án để xem mình nhớ đúng hay không.

Trang web không sử dụng javascript cho các chức năng chính (hầu như tất cả web hiện nay đều nhúng javascript tuy nhiên nếu người lập trình web có ý xấu bạn có thể bị lợi dụng hoặc phiền phức) nên bạn có dùng phần mềm chặn quảng cáo hay tắt hẳn javascript cũng không ảnh hưởng gì.